Theo phong tục của người Việt Nam ta, trong một năm sẽ có rất nhiều lễ cúng: cúng ông Táo, cúng mùng 1, cúng rằm, giỗ tổ tiên, cúng tết nguyên tiêu…. Tuy nhiên, có một lễ cúng vô cùng quan trọng nhưng được rất ít người quan tâm – Đó chính là lễ cúng mùng 2 và 16 hàng tháng.

#1. Cúng mùng 2 và 16 là lễ cúng gì?

Theo như quan niệm từ thời xưa, mỗi một người đều sẽ có 3 hồn và 7 vía hay 3 hồn 9 vía. Khi con người chết đi, một hồn sẽ ở lại nơi họ chết, một hồn ở lại nơi mộ của học được chôn cất, một hồn phải đi theo quan ở dưới địa phủ để luận những tội đã làm khi còn sống. Đối với những ai chết ở nhà và những người chết đường nhưng được người thân gọi hồn về thì sẽ được gia đình thờ cúng ăn no, mặc đẹp. Những ai chết đường, chết chợ không được người thân cúng bái, họ sẽ tụ tập lại để đi cướp bóc quậy phá khắp nơi – Nhưng linh hồn này được gọi là cô hồn.

Cô Hồn

#2. Những điều cần biết về cúng mùng 2 và 16 hàng tháng

Chính vì điều này, người ta mới lấy ngày mùng 2 và 16 hàng thángngày cúng cô hồn. Chắc hẳn cũng có những người thắc mắc ngày cúng mùng 2 tết và cúng mùng 2 hàng tháng có giống nhau không. Câu trả lời là không, cúng mùng 2 tết là cúng gia tiên với mâm cỗ và bài văn khấn mùng 2 tết cũng khác so với cúng cô hồn mùng 2 hàng tháng.

#3. Đối tượng nào nên cúng mùng 2 và 16 hàng tháng?

Như đã nói ở trên, cúng mùng 2 và 16 hàng tháng đây là ngày cúng cô hồn. Ngày này, chỉ những người làm ăn buôn bán mới mới làm. Theo quan niệm của những người buôn bán, khi buôn bán ế ẩm không thuận lợi, họ cho rằng cô hồn đến đòi ăn, phá phách chuyện làm ăn. Cho nên, cứ ngày mùng 2 và 16 hàng tháng, họ thường sắp một mâm cúng cô hồn để công việc làm ăn được suôn sẻ và may mắn. Cúng ngày mùng 2 và 16 hàng tháng cũng là ngày cúng cô hồn giống như ngày rằm tháng 7. Tuy nhiên trong ngày mùng 2 và 16 các bạn chỉ cần chuẩn bị đơn giản không cần lớn như rằm tháng 7.

#4. Cách sắp mâm cỗ cúng mùng 2 và 16

Mặc dù ngày cúng mùng 2, 16 hàng tháng chỉ là một lễ cúng nhỏ nhưng cũng phải chuẩn bị thật đầy đủ và tươm tất. Các bạn cần chuẩn bị những đồ như sau:
Mâm cúng cô hồn mùng 2 và 16 hằng tháng
Mâm cúng cô hồn mùng 2 và 16 hằng tháng
  • Trái cây
  • Hoa cúc kim cương
  • Nhang trầm
  • Đèn cầy
  • Gạo hủ
  • Muối hủ
  • Rượu nếp
  • Nước chai
  • Giấy cúng cô hồn
  • Bánh kẹo
  • Chè
  • Xôi
  • Cháo trắng
  • Heo quay con
  • Bánh hỏi

#5. Những lưu ý khi cúng cô hồn mùng 2 và 16 hàng tháng.

Cúng cô hồn vào ngày mùng 2 và 16 tuyệt đối không được cúng ở trong nhà. Bởi cúng ở trong nhà đồng nghĩa với việc các bạn đang rước ma quỷ vào bên trong nhà.
Nên cúng vào buổi sáng sớm sẽ tốt hơn.
Sau khi cúng cô hồn không nên giữ lại đồ cúng. Thông thường, ngày rằm tháng 7 sẽ có trẻ em trong làng đến cướp đồ ăn, nhưng ngày mùng 2 và 16 thì rất khó có trẻ em biết để đến cướp. Chính vì vậy, toàn bộ đồ cúng nên mang đi cho những người nghèo khổ những người vô gia cư. Nếu gia chủ cố ý giữ lại đồ ăn đồng nghĩa với việc rước cô hồn vào nhà quấy phá.
Phần gạo, muối thì đem ra đường, tốt nhất là nên rắc ở chỗ ngã 3 đường.
cúng mùng 2 và 16

#6. Ý nghĩa của cúng mùng 2 và 16 hàng tháng

Như đã nói ở trên, ngày cúng này thường chỉ có những nhà làm kinh doanh mới nên cúng. Ngoài ý nghĩa đuổi cô hồn đem lại may mắn, thuận lợi cho việc làm ăn thì còn những ý nghĩa khác.
Cúng cô hồn còn được coi là một nghĩa cử cao đẹp, lòng từ bi, tấm lòng chia sẻ. Bởi khi cúng như vậy có nghĩa là mình đang chia sẻ đồ ăn, cái mặc cho những vong hồn không nơi nương tựa, đói khát và bơ vơ sống vất vưởng không được siêu thoát. Ngoài giúp đỡ những cô hồn, khi mình đem đồ cúng cho người nghèo đây cũng là một nghĩa cử cao đẹp, biết chia sẻ khó khăn đối với mọi người.
Bài văn khấn cô hồn mùng 2 và 16 hàng tháng: TẠI ĐÂY
4.3/5 (4 Reviews)
5/5 (2 Reviews)