Giỗ tổ ngành mộc là ngày lễ để tưởng nhớ đến các bậc tiền nhân, những người đã khai sáng và truyền bá rộng rãi ngành mộc, là dịp để mọi người thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, “tôn sư trọng đạo” đối với những bậc thầy trong nghề.

#1. Truyền thuyết về lịch sử giỗ tổ ngành mộc.

Thời chúa Trịnh, có một chàng trai trẻ 18 tuổi có tay nghề làm mộc nổi tiếng ở khắp xứ Bắc được chúa mời vào cung, giao nhiệm vụ chạm trổ chiếc ngai vàng. Nhưng khi hoàn thành, chàng trai đã bị tống giam vào ngục tối vì tội đã nằm vắt vẻo ngủ trên ngai vàng của Chúa.

Chúa băng hà, bà Chúa lên nắm mọi quyền hành. Vào một dịp, bà Chúa nhìn thấy ngai vàng được chạm trổ quá đẹp, quá xuất sắc, bà liền ra lệnh cho chàng trai rằng: “Ngươi phải chạm trổ tạo ra bức Phật bà bằng chính cái tâm con người, Phật bà phải nhìn được trăm nẻo khổ đâu, khốn khó, gian ác trên thới gian để có thể cứu giúp hay trừng phạt những kẻ ác trên thế gian”. Khi nghe bà Chúa ra lệnh như vậy, chàng trai lấy làm điều khó hiểu và trả lời rằng: “Thưa bà, tất cả những vật hạ thần nhìn thấy được sẽ chạm trổ được nhưng thứ bà yêu cầu không thể chạm đúng được vì hạ thần không thể thấy được”. Bà Chúa tức giận và phán: “Ngươi không làm được thì ta sẽ bắt giam ngươi đến khi ngươi làm được”.

Mâm cúng giỗ tổ nghề Mộc
Mâm cúng giỗ tổ nghề Mộc

Chàng trai trẻ – Nguyễn Công Nghệ tiếp tục bị giam cầm khắc nghiệt. Xung quang nhà giam là hàng trăm vị Tăng đọc kinh gõ mỏ suốt ngày đêm, mỗi bữa ăn là món chay nhà chùa. Điều khủng khiếp này lặp đi lặp lại mỗi ngày đối với chàng trai trẻ. Sau thời gian, chàng trai bị mờ mắt, tai ù,… chàng trai cảm thấy không thể nào chịu đựng nữa và suy nghĩ: “nếu không bắt tay làm nhanh thì sẽ không thể thoát khỏi sự tù hãm này”. Và rồi, hàng trăng ngọn nến được thắp sáng suốt ngày đêm cùng những khối gỗ được chuyển vào liên tục, chàng trai làm miệt mài liên tục không ngừng nghỉ. Bà năm sau đó, vào một ngày bà Chúa đi kiểm tra. Khi tới gần ngồi nhà nơi làm việc của chàng trai, mọi người nhìn thấy một luồng sáng phát ra. Bức tượng từ tâm con người đã hoàn thành. Bức tưởng Phật bà với một đầu bốn mặt nghìn tay và trên mỗi bàn tay là một con mắt, mọi người ai nhìn thấy đều sửng sốt. Và mọi người cũng không dễ dàng gì nhận rõ được ý nghĩa tâm linh của bức tượng. Bà Chúa tức giận cho người tìm tác giả để được câu giải thích thỏa đáng. Nhưng thật không may, vì mờ mắt sau nhiều năm bị giam cầm, Ông Nguyễn Công Nghệ đã rơi xuống dòng suối, bị cuốn trôi.

Về sau, mọi người dần hiểu được ý nghĩa thực sự cũng như cái tâm của ông tổ Nghệ đặt vào bức tượng. Cũng từ đó tên Nguyễn Công Nghệ đã đi vào lịch sử của ngành mộc và ông cũng chính là ông tổ của nghề mà mọi người luôn kính trọng và tưởng nhớ.

Ngoài ra, ở một số nơi khác mọi người lại thờ tổ sư nghệ mộc là ông Lỗ Ban. Theo truyền thuyết Trung Hoa, Lỗ Ban chính là người có công chế tạo ra cưa đục cho thợ mộc để làm nhà cửa, vật dụng bằng gỗ, là người đã chế tạo ra con diều bằng gỗ có thể chở người dò thám tình hình đối phương,…

#2. Cúng giỗ Tổ ngành Mộc ngày nào?

Giỗ tổ ngành mộc được diễn ra 2 đợt trong năm đó là 13 tháng 6 âm lịch hàng năm và ngày 20 tháng chạp âm lịch.

Vào ngày này, những người làm nghề mộc dù lớn hay nhỏ đều dâng nén hương tưởng nhớ đến tổ nghề.

Lễ giỗ tổ nghệ mộc được tổ chức thường được tổ chức tại nhà người thợ, tại nơi làm việc, nơi sản xuất nghề mộc. Bàn hương án tổ sư chỉ là chiếc bàn nhỏ, có bài vị sơn màu đỏ đề chữ “Tiên sư”, một bát nhang, bình hoa, và mâm cỗ cúng giỗ tổ.

Thợ chính, thợ phụ, học trò tụ về, đứng trước hương án, người thợ chính hoặc chủ cơ sở làm lễ dâng hương khấn vái xin tổ sư giúp đỡ những người làm nghệ thợ mộc được nhiều sức khỏe, làm ăn thuận buồm xuôi gió. Sau đó lần lượt những người có mặt thắp hương và khấn vái trước bàn thờ tổ sư.

Đăng Kí Nhận Ưu Đãi: TẠI ĐÂY

#3. Mâm cúng giỗ tổ ngành mộc dâng lên tổ sư.

Vào ngày giỗ tổ ngành mộc, moi người thường chuẩn bị những lễ vật sau:

  • Trái cây ngũ quả
  • Nhang, đèn cây, trà, rượu, nước
  • Bình hoa tươi
  • Dĩa bánh kẹo
  • Giấy cúng, vàng bạc
  • Chè xôi: mỗi loại 5 phần
  • Bộ tam sên gồm: 1 quả trứng, 1 miếng thịt luộc, 1 con cua hoặc 3-5 con tôm
  • Gà trống tơ luộc, chéo cánh đẹp
  • Heo quay, bánh hỏi

Trên là những lễ vật cơ bản nhất cần có trong ngày cúng giỗ tổ ngành mộc. Tùy vào phong tục, điều kiện kinh tế của cơ sở sản xuất có thể chuẩn bị mâm cúng khác nhau.
Sắp tới ngày giỗ tổ nhưng bạn không có thời gian chuẩn bị mâm cúng, bạn không biết chuẩn bị mâm cúng giỗ tổ ngành mộc đầy đủ như thế nào? Bạn không biết nên cúng vào ngày nào? Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

5/5 (1 Review)
5/5 (1 Review)