(TAM LINH) – Ngày vía Thần Tài là ngày mùng 10 tháng Giêng. Năm Kỷ Hợi này, ngày vía Thần Tài 2019 cúng vào giờ nào, Đồ Cúng Tâm Linh xin đưa ra gợi ý, mong rằng 1 năm phát tài sẽ đến với tất cả mọi người.

#1. Ngày vía Thần Tài 2019 cúng vào giờ nào là đẹp nhất, tốt nhất?

Theo quan niệm từ xưa đến nay, Thần Tài chính là vị thần cai quản tài lộc, gia sản, mang tiền tài tới cho gia đình. Gia chủ thường cầu khấn Thần Tài để mong cầu có được những may mắn trong công việc, tiền bạc luôn dư dôi, không cần phải lo lắng về tài chính. Đặc biệt, giới làm ăn kinh doanh vô cùng kính ngưỡng Thần Tài, coi đó là vị thần luôn phải thờ cúng hàng ngày.

Ngày vía Thần Tài 2019 cúng vào giờ nào đẹp
Ngày vía Thần Tài 2019 cúng vào giờ nào đẹp

Từ xưa truyền lại, ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm chính là ngày vía Thần Tài. Năm 2019 ngày Vía Thần Tài là ngày nào? Năm Kỷ Hợi này, ngày vía Thần Tài rơi đúng vào ngày 14 tháng 2 dương lịch. Là ngày vía Thần Tài mở đầu năm mới, lễ cúng này được coi trọng, tổ chức chu đáo hơn hẳn so với các ngày vía Thần Tài hàng tháng khác.

Vậy ngày vía Thần Tài 2019 cúng vào giờ nào là đẹp nhất, tốt nhất? Theo Đồ Cúng Tâm Linh, lễ cúng vía Thần Tài năm Kỷ Hợi này, gia chủ nên thắp hương Thần Tài vào buổi sáng trong khoảng giờ Mão, từ 5h-7h là đẹp nhất.

Ngoài khung giờ này, gia chủ có thể tùy theo điều kiện và hoàn cảnh của mình mà chọn khung giờ phù hợp khác trong những khung giờ hoàng đạo sau: giờ Ngọ từ 11h-13h, giờ Thân từ 15h-17h, giờ Dậu từ 17h-19h.

Ngày này tốt cho việc cầu tài, ký kết hợp đồng, khai trương mở cửa hàng, mở kho nhập kho, xuất hành di chuyển, giao dịch mua bán…

Theo sách xưa ghi lại, các cụ ta khi xưa cúng Thần Tài không vào 1 dịp nào cụ thể. Ngoài những ngày giỗ Tết, ngày rằm mùng 1 thì bất cứ khi nào có việc cần kêu cầu thì cũng đều có thể làm lễ cúng Thần Tài. Đặc biệt, khi gia chủ được hưởng lộc, có tiền bạc vào nhà thì thường sẽ biện lễ lớn để tạ ơn Thần Tài.

#2. Lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa như thế nào mới đúng?

Vào những ngày bình thường, lễ cúng Thần Tài cũng khá đơn giản, chẳng chút cầu kỳ. Gia chủ chỉ cần biện lễ gồm trái cây, trầu nước… là được. Thường vào những ngày giỗ Tết hay rằm, mùng 1 thì có thể cúng bằng cỗ mặn.

Lễ cúng Thần Tài cũng không quá nặng nề, tùy theo tấm lòng và điều kiện kinh tế của gia chủ. Không phải lễ lạt thừa mứa, hoang phí, xa xỉ mới là tốt, mới được Thần Tài chú ý đến. Lễ cốt yếu ở thành tâm chứ không phải ở đồ cúng lễ, làm lễ cúng Thần Tài mà to hơn cả lễ cúng Tất niên là không nên chút nào. Mâm cúng Thần Tài ngày Vía Thần Tài

Thông thường, lễ cúng vía Thần Tài thường có những đồ lễ sau đây, gia chủ có thể tùy tâm biện lễ: 1 lọ hoa, 5 loại trái cây, 5 chung nước, 1 chung rượu, 2 cây đèn cầy, 2 điếu thuốc, 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 1 bộ tam sên… Mâm cỗ tam sên thường gồm có 1 miếng thịt heo, 1 con tôm hoặc cua, 1 quả trứng vịt luộc. Tham khảo thêm Văn khấn Thần Tài, Thổ Địa mùng 10 Tháng Giêng.

Việc cầu cúng cốt ở thành tâm, không phải lễ mỏng phúc mỏng, lễ dày phúc dày. Tài lộc cầu xin được ít hay nhiều còn tùy thuộc vào vận số cũng như phúc đức của gia chủ. Ở đời có nhân có quả, làm nhiều được nhiều, làm ít được ít. Chỉ cầu cúng lễ lạt mà không chịu làm ăn thì e rằng tài lộc dù có tới cũng chẳng thể níu giữ được lâu dài, cuối cùng của thiên lại trả địa mà thôi.

5/5 (1 Review)
5/5 (1 Review)