Đội ngũ chuyên nghiệp - Hơn 10 năm kinh nghiệm

Cúng giỗ Tổ nghiệp nghề Sân khấu ngày nào, giờ nào mới chính xác?

Hàng năm cứ đến ngày 12.8 ÂL, giới làm nghệ thuật nói chung và giới nghệ sĩ nói riêng có nhiều hoạt động mang tính tâm linh để tưởng nhớ những bậc tiền bối trong nghề mà họ gọi chung là “Tổ nghiệp”.
Giới nghệ sĩ đặt niềm tin mãnh liệt vào những vị tổ mà họ đang tôn thờ luôn phù trợ họ trên suốt chặng đường theo đuổi nghệ thuật. Tuy nhiên điều này cũng đã gây tranh cãi trong suốt thời gian qua.

Ngày cúng giỗ tổ nghiệp nghề sân khấu

Hoài Linh trong ngày khánh thành nhà thờ Tổ
Có rất nhiều truyền thuyết và giai thoại về tổ nghề sân khấu. Mỗi truyền thuyết là một câu chuyện khác nhau. Truyền thuyết phổ biến nhất là câu chuyện về hai vị hoàng tử mê hát được truyền miệng trong giới nghệ sĩ và trong dân gian. Chuyện kể rằng, có một vị vua nọ, hiếm muộn về đường con cái, nhưng trời đất đã thương tình ban ơn cho ông hai vị hoàng tử tuấn tú khôi ngô.

Tuy nhiên hai vị hoàng tử này lại không màng đến việc triều chính, họ chỉ suốt ngày đam mê coi ca hát. Trong một lần trốn vua cha đi xem hát, hai vị hoàng tử đã chết vào ngày 12.8 âm lịch. Sau khi chết linh hồn của hai hoàng tử luôn ở lại sân khấu và độ trì cho các nghệ sĩ trong suốt nghiệp cầm ca. Từ đó giới nghệ sĩ mượn hai vị hoàng tử này làm thần hộ trì cho nghề hát và ngày mất của hai vị trở thành ngày giỗ tổ nghề. Tuy nhiên truyền thuyết này vẫn còn nhiều tranh cãi và cách hiểu khác nhau trong giới làm nghệ thuật.
Tìm hiểu thêm: Mâm cúng giổ tổ nghiệp ngành sân khấu gồm những gì?
Một truyền thuyết khác cho rằng, tổ của nghề sân khấu là một người ăn mày, trong khi đó có truyền thuyết lại  kể tổ của nghề là một đứa trẻ con… Mỗi truyền thuyết đều mang tính chất ước lệ, có chi tiết hợp lý, nhưng cũng có chi tiết hoang đường. Tuy nhiên, đối với giới nghệ sĩ, điều đó không quan trọng, mỗi người đều tôn thờ tổ nghiệp theo cách của riêng mình. Điểm chung nhất của họ là tin tưởng tuyệt đối vào “Tổ nghiệp”. Cứ mỗi lần lên sân khấu thì các nghệ sĩ đều đến bàn thờ tổ trong hậu trường thắp hương khấn vái mong tổ phù hộ.
Nghệ sĩ Hoài Linh là một trong những người tin tưởng vào tổ nghiệp nhất. Anh cũng đã dành cả tâm huyết của mình để xây một khu đền thờ với kinh phí đến 100 tỉ đồng để thờ tam vị thánh tổ của nghề đồng thời cũng thờ rất nhiều nghệ sĩ có tên tuổi đã khuất.
Mâm cúng giỗ tổ nghề
Mâm cúng giỗ tổ nghề
Ngày giỗ tổ sân khấu ban đầu chỉ giới hạn trong giới cải lương, hát bội, tuồng, chèo. Nhưng trong khoảng 10 năm trở lại đây, ngày giỗ tổ bắt đầu được đông đảo giới nghệ sĩ và những ngành nghề có liên quan đến nghệ thuật như phim ảnh, ca nhạc, kịch chọn làm ngày giỗ tổ.
Năm 2011, theo đề nghị của Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký và ban hành quyết định số 13/QĐ-TTg lấy ngày 12.8 âm lịch làm ngày “Sân khấu Việt Nam”. Kinh phí để tổ chức ngày “Sân khấu Việt Nam” cũng được trích từ ngân sách nhà nước. Từ đó đến nay, ngày giỗ tổ sân khấu được tổ chức rầm rộ hơn trên mọi miền đất nước, đặc biệt là tại khu vực TP.HCM.
Xem thêm: Cách cúng giỗ Tổ nghề sân khấu Việt Nam

Lễ vật của các nghệ sĩ dâng lên tổ nghiệp trong ngày giỗ

 Gần đây, trên các diễn đàn mạng bắt đầu có những cuộc tranh cãi về tổ nghề và ngày giỗ tổ. Nhiều ý kiến đặt câu hỏi: Giới nghệ sĩ đang giỗ ai và ngày 12.8 âm lịch có phải đúng là ngày giỗ tổ sân khấu Việt Nam không?.

Một trong những ý kiến được tranh cãi nhiều nhất là của nhà báo N.H.S. Trong một trạng thái trên trang Facebook cá nhân, N.H.S viết có đoạn như sau: “Nghệ sĩ Việt đang ăn giỗ ai? Ngày xưa, theo truyền thống, cứ đến ngày 11 và 12.8 âm lịch, giới cải lương tổ chức off đoàn để ăn đám giỗ tổ nghề. Cái ngày giỗ ấy được copy từ ngày giỗ tổ Hồ Quảng. Ngày giỗ tổ Hồ Quảng là ngày giỗ chung của 4 nghề: ca kỹ, cướp, trộm và ăn mày (Thiên Địa Hội). Ông tổ này là Bạch Mi Thần. Vì cải lương là một phần giao thoa giữa ca cổ với ca kịch, giống với Hồ Quảng nên dân cải lương ngày xưa lấy luôn ông Bạch Mi Thần làm tổ nghiệp. Ông tổ thật sự của cải lương Việt chính là nhạc sĩ Cao Văn Lầu, giỗ ngày 13.8 dương lịch, tức 18.7 âm lịch.

Cúng giỗ Tổ Nghề Sân Khấu
Cúng giỗ Tổ Nghề Sân Khấu
Bà tổ chính thống của hát chèo Việt là Huyền Nữ Phạm Thị Trân. Ngày giỗ bà là 18.2 âm lịch. Ngoài ra, còn 1 ông tổ hát tuồng của dân Việt cần được tưởng nhớ. Đó là Hiệp Biện Đại Học Sĩ Đào Tấn. Ngày giỗ của ông tổ này rơi vào ngày 15.7 âm lịch… Ngày xưa, do nhiều lý do khách quan, dân cải lương bị ngộ nhận về ông tổ nghề. Ngày nay, học giả sân khấu đông như kiến cỏ, hà cớ gì lại chọn cái ngày thờ ông tổ Trung Hoa làm ngày tôn vinh nghệ thuật sân khấu Việt?”.

Giờ cúng tổ nghiệp nghề sân khấu 

Giờ cúng giỗ tổ nghề thì các nhà thờ tổ nghiệp thường tổ chức lễ cúng để các nghệ sĩ về dâng hoa quả heo quay,… vào buổi sáng sau đó về nhà nếu có bàn thờ tổ nghiệp riêng thì sẽ làm mâm lễ cúng giỗ Tổ nghề là chính xác nhất

Tham khảo ngay: Bài cúng giỗ tổ Nghiệp nghành Sân khấu
Được biết đến nay, ngoài quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận ngày “Sân khấu Việt Nam” là 12.8 âm lịch hàng năm, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam vẫn chưa có những cuộc hội thảo lớn, những công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu về tổ nghề của ngành mình. Để từ cơ sở đó, giới nghệ sĩ căn cứ tổ chức các hoạt động giỗ tổ một cách thống nhất, tránh diễn ra những cuộc tranh cãi không đáng có, làm tổn hại đến tâm tư tình cảm của người nghệ sĩ và làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng của nghề vốn có truyền thống rất lâu đời tại Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *