Đội ngũ chuyên nghiệp - Hơn 10 năm kinh nghiệm

Cúng đầy tháng của người Hoa như thế nào?

Từ thời xa xưa đến nay, lễ cúng đầy tháng là một nghi thức quan trọng để khẳng định sự tồn tại của thành viên mới trong gia đình. Các quốc gia đều có phong tục tập quán chung. Nhưng đối với người Hoa lễ cúng đầy tháng để tạ ơn 12 Bà Mụ đã có công tạo và bảo vệ các bé là rất quan trọng. Bạn là người Hoa, bạn muốn có một mâm cúng đầy tháng người Hoa nhưng lại không biết cần chuẩn bị những gì? Sau đây Đồ Cúng Tâm Linh sẽ hướng dẫn cách sắm mâm lễ cúng đầy tháng theo người Hoa cho bé đơn giản nhất nhé!

Ý nghĩa mâm cúng đầy tháng của người Hoa.

Lễ cúng đầy tháng cho bé được tổ chức long trọng, kèm theo một bữa tiệc tụ tập tất cả gia quyến cùng bạn bè. Theo truyền thống, trong lễ đầy tháng một người cậu đằng mẹ sẽ đặt cho nó một cái tên biệt danh với ý nghĩa tục như: con chó, con mèo…

Mâm cúng đầy tháng của người Hoa
Mâm cúng đầy tháng của người Hoa

Theo quan niệm, những đứa trẻ dễ thương nhất trong gia đình thường bị ma quỷ ám, để bảo vệ nó người ta thường (giao cửa) cho người hàng xóm. Bất cứ một sự bày tỏ tình cảm nào của bố mẹ nó đều không nên. Khi đứa trẻ lớn lên, bố mẹ nó không làm ra vẻ phấn khởi vì sự trưởng thành của nó vì theo quan niệm của người Hoa, làm như vậy để tránh sự ghen tỵ của ma quỷ. Sở dĩ người ta đặc biệt hiệu cho đứa trẻ là tên những con vật để ma quỷ không biết nó là người, tên thật của trẻ chỉ được viết ra cho đến khi nó trưởng thành.

Người Hoa chuẩn bị mâm cúng đầy tháng như thế nào?

Trong lễ đầy tháng, người Hoa có tục nhuộm đỏ quả trứng gà luộc để cúng tạ ơn bà mẹ sanh (12 bà mụ). Màu đỏ có ý nghĩa chúc cho đứa trẻ được số đỏ, may mắn và mạnh khoẻ, cũng trong lễ đầy tháng, ngoài việc biếu cho họ hàng mỗi người hai hoặc bốn trứng nhuộm đỏ, chủ nhà còn biếu kèm mỗi người vài miếng gừng chua, vì theo tiếng Quảng Đông, chua là (xuyến) đồng âm với hão xuyến, là cháu tốt, cháu tốt… nhằm chúc cho đứa bé được ngoan ngoãn, mạnh khoẻ và tốt đẹp…

Mâm cúng đầy tháng đơn giản
Mâm cúng đầy tháng đơn giản

Trước đây người Hoa còn có tục khi đứa trẻ đến tuổi đi học, ngoài việc chọn ngày tốt cho nó đến trường, người mẹ còn làm bánh (pót chay) làm bằng bột nếp nên dẻo và dính. Người mẹ xúc từng khúc bánh cho đứa trẻ ăn vào ngày đầu tiên đến trường để mong nó siêng năng học tập, chăm chỉ đến nỗi lúc nào cũng ngồi học (dính) vào ghế chứ không ham chơi lười biếng. Ngày nay, các gia đình người Hoa thường tổ chức lễ sinh nhật, đầy tháng cho các cháu theo nếp sống mới, những hủ tục mê tín dị đoan hầu như đã bị bãi bỏ. Các tập tục coi trọng nam khinh nữ được bài trừ, con trai, con gái được đối xử quý mến như nhau.

Cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái của người Hoa như thế nào?

Cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé tương đối đơn giản. Theo dân gian có câu “gái lùi 2, trai lùi 1” tức là nếu bé gái thì ta lùi lại 2 ngày so với ngày sinh của bé, còn đối với bé trai ta lùi lại 1 ngày so với ngày tròn tháng của bé. Thí dụ thực tế như sau: Bé sinh ngày 17/11 ÂL thì sẽ cúng đầy tháng cho bé vào ngày 15/12 đối với bé gái và 16/12 đối với bé trai. Thông thường ngày cúng đầy tháng cho bé sẽ được tính theo ngày âm lịch âm.

Bài văn khấn cúng đầy tháng cho bé người Hoa.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát

–   Con lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa

–   Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa

–   Con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa

–   Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ……

Vợ chồng con là …………. sinh được con (trai, gái) đặt tên là ……………

Chúng con ngụ tại ……………

Nay nhân ngày đầy tháng chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn toạ chư vị Tôn thần kính cẩn tâu trình:

Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên ………………………….. sinh ngày ………………… được mẹ tròn, con vuông.

Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật , phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.

Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

 

(Khi đã khấn xong thì bố hoặc mẹ  tay bé lại vái trước án 3 vái sau 3 tuần hương thì tạ lễ. sau đó gia đình mang vàng mã, váy áo đi hoá, vẩy rượu lúc đang hoá. Các đồ chơi thì giữ lại cho cháu bé lấy khước.

Cuối cùng cả gia đình và bạn bè cùng thụ lộc chúc cho cháu bé mọi điều tốt lành).

Nhận đặt mâm cúng thôi nôi đầy tháng trọn gói

Liên hệ: 1900 636 815 hoặc 0969 69 59 19 Mr.Cường

Nghi thức khai hoa.

Đặt trẻ ở trên bàn giữa, người lớn trong họ sẽ thắp hương và bắt đầu mở lời xin phép khai hoa. Sau đó, người chủ lễ sẽ bồng đứa trẻ trên tay, đồng thời cầm một cành hoa quơ qua quơ lại miệng bé và đọc những lời cầu chúc mang ý nghĩa tốt đẹp:

“Mở miệng ra cho có bông, có hoa,
Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,
Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,
Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”

Nghi thức đặt tên cho con:

Sau khi cầu chúc điều tốt lành đến với đứa trẻ, người chủ lễ sẽ tiếp tục nghi thức Xin Keo. Theo đó, chủ lễ sẽ lấy 2 đồng tiền cổ làm bằng bạc thật và gieo vào một chiếc đĩa sâu lòng. Nếu có một mặt úp, một mặt ngửa thì chứng tỏ cái tên đã được tổ tiên chứng giám và ưng thuận. Ngược lại, nếu đều là 2 mặt úp hoặc 2 mặt ngược thì phải tiến hành gieo đồng tiền này lại. Nếu đã 3 lần mà vẫn chưa được thì phải đặt tên khác cho trẻ.Ngày nay, khi sinh trẻ ra, mọi người thường đặt tên con ngay để làm các thủ tục khai sinh nên tập tục Xin Keo này cũng không còn tồn tại.

Xem thêm bài viết: Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho bé

Tuy nhiên, một số gia đình vẫn còn giữ tục này như một truyền thống gia tộc.Ngoài ra, theo tục xưa, sau Xin Keo người mẹ cũng phải được làm phép để tẩy uế và kết thúc thời gian ở cữ. Theo đó, mẹ phải bồng trẻ bước qua một nồi nước sôi có đặt đinh nung đỏ nhiều lần (trai 7 lần, gái 9 lần) và sau đó đi quanh nhà. Trong lúc đi, mẹ cố tình làm rơi tiền để cầu mong cuộc sống của con sau này dư dả, đủ đầy. Dù ngày nay, việc tẩy uế cho người mẹ sau sinh đã được coi là hũ tục và không còn tồn tại nhưng chút sót lại của việc đánh rơi tiền từ tục tẩy uế này vẫn còn được duy trì ở số ít gia đình.

Sau tất cả các nghi thức này là lời cầu chúc và lì xì của những người họ hàng trong dòng tộc cũng như các vị khách tham dự tiệc mừng.

CÔNG TY CP DV ĐỒ CÚNG TÂM LINH

 Nhận đặt mâm cúng đầy tháng, cúng thôi nôi trọn gói, giao hàng miễn phí tận nơi

Liên hệ: 1900 636 815 hoặc 0969 69 59 19 Mr. Cường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *