Tết đoan ngọ là một ngày Tết truyền thống lớn trong năm của người dân Việt Nam. Ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch là Tết đoan ngọ. Sau đây Đồ Cúng Tâm Linh sẽ hướng dẫn sắm lễ mâm cúng Tết Đoan Ngọ và những điều cần lưu ý khi cúng Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 Âm Lịch.

Cúng Tết Đoan Ngọ
Cúng Tết Đoan Ngọ

#1. Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ là gì?

Tết Đoan Ngọ được xem là tết truyền thống thứ 2 trong năm mà hầu như mọi người dân Việt đều nhớ đến – đặc biệt là ở vùng nông thôn. Tết Đoan Ngọ nhằm vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch thuộc tiết Đại Thử (Thời tiết rất nóng) thường sinh ra các loại bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và vũ trụ.
Theo các nhà thiên văn học cho biết: Vào tháng 5 âm lịch, theo cách tính 12 chi là tháng “Ngọ” thì chuỗi sao Bắc đẩu quay về Ngọ nên gọi tháng năm là “ngọ nguyệt”. Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 cúng là “ngày giết sâu bọ”. Vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm (Tết Đoan Ngọ) người ta thường sắm sửa một mâm cúng và cúng trước hoặc đúng ngay giờ Ngọ ngày mùng 5 tháng 5.

#2. Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?

  • Trái cây
  • Cúc lưới/kim cương
  • Nhang thảo dược 38
  • Đèn cầy
  • Gạo hủ
  • Muối hủ
  • Trà
  • Rượu nếp Hà Nội
  • Nước
  • Giấy cúng Mùng 5 tháng 5
  • Trầu cau
  • Bánh kẹo
  • Chè
  • Xôi
  • Bánh ú tro
  • Cơm rượu
  • Lá xông
  • Gà luộc

Đồ Cúng Tâm Linh nhận đặt mâm cúng mùng 5 tháng 5 trọn gói
Liên hệ ngay: 1900 636 815 hoặc 0969 69 59 19

#3. Món ăn được Người dân Việt Nam dùng nhiều nhất trong ngày Tết Đoan Ngọ.

     #3.1. Bánh Ú tro ngày Tết

Bánh ú tro là món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ cũng như ở các vùng miền khác. Ngoài các tên bánh ú tro nó còn có tên là bánh ú, bánh gio, bánh âm,….

Bánh tro được bán nhiều nhất trong ngày Tết Đoan Ngọ bởi người ta luôn tin khi ăn bánh tro, cũng như hoa quả và rượu nếp vào ngày này, bệnh tật trong người sẽ tiêu tan hết. Ông cha ta từ xưa quan niệm, tháng 5 Âm lịch là lúc “độc trời” nhất trong năm, vì hè oi bức, dễ sinh bệnh dịch, cho nên các món ăn chế biến cần có sự hấp thụ các đặc tính của cây cỏ, tác dụng là cho dễ tiêu, giải nhiệt.

Mâm đồ lễ cúng Tết Đoan Ngọ
Mâm đồ lễ cúng Tết Đoan Ngọ

     #3.2. Cơm rượu nếp giết sâu bọ

Cũng như bánh tro, cơm rượu nếp được bán rất nhiều trong Tết Đoan Ngọ ở các hàng quán ngoài chợ và trên cả những gánh hàng rong. Món cơm rượu lâng lâng, ngây ngất bởi cái mùi thơm nồng, bởi mùi men cay khiến nhiều người mê mẩn.

Thứ cơm rượu này được nấu từ một loại men rượu đặc biệt tạo được vị thơm thơm, ngòn ngọt, cay cay, tê nồng nơi đầu lưỡi khi cho từng thìa vào miệng để thưởng thức. Cơm rượu của người miền Trung được ép thành từng khối và cơm rượu miền Nam được viên tròn lại khác hoàn toàn với thứ cơm rượu rời của người Bắc. Nhưng tựu chung lại, hương vị thơm ngon và hấp dẫn của món cơm rượu theo từng miền chẳng khác nhau là mấy.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ Mùng 5 Tháng 5 âm lịch
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ Mùng 5 Tháng 5 âm lịch

Và với người Hà Nội, thì hương thơm phảng phất của thứ men lâng lâng, say đắm lòng người cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng từ cơm rượu nếp là không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ này.

     #3.3. Thịt vịt – món ăn phổ biến tại miền Trung ngày Tết Đoan Ngọ

Thịt vịt là món ăn ít ai biết trong ngày lễ giết sâu bọ nhưng ở nhiều địa phương của miền Trung, người ta lại ăn khá nhiều vào ngày Tết này. Họ quan niệm, bắt đầu từ mùng 5 tháng 5 trở đi, vịt bắt đầu vào mùa. Những con vịt béo hơn, thịt ngon và không có mùi hôi nữa. Vì thế, trong Tết Đoan Ngọ, ở hầu hết các gia đình, họ đều mua vịt và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Trong đó tiết canh vịt là phổ biến nhất.

     #3.4. Chè trôi nước

Người miền Bắc ăn bánh trôi vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch nhưng người miền Nam lại ăn món chè trôi nước có cách làm tương tự vào ngày 5 tháng 5. Bánh trôi được làm từ bột nếp, nhân đậu xanh ăn kèm với nước cốt dừa. Theo dân gian quan niệm thì món này được làm từ gạo nếp – nguyên liệu được nhân dân ta quan niệm có khả sâu bọ rất tốt.
Cứ đến Tết Đoan Ngọ, ở Việt Nam, những món ăn để “giết sâu bọ” rất phong phú, đa dạng theo mỗi vùng miền. Nhưng dù là món ăn nào, trái cây gì, người Việt vẫn luôn hướng tới và duy trì một nét đẹp văn hóa, một thứ nét đẹp tâm linh đã trở thành truyền thống tự bao đời.

#4. Cúng Tết Đoan Ngọ vào giờ nào?

Theo tục lệ từ xưa đến nay, người dân thường cúng vào lúc sáng sớm hoặc chính giờ Ngọ (12h Trưa) ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Bởi vì, Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h.

#5. Cúng Tết Đoan Ngọ ở trong nhà hay ngoài sân mới chính xác?

Nghi lễ cúng Tết Đoan Ngọ không chỉ là dâng đồ lễ cúng lên ban thờ tổ tiên mà các gia đình cũng nên chuẩn bị bày lễ cúng Tết Đoan Ngọ ngoài sân để bày tỏ lòng nhớ ơn đến thần linh, trời đất đã phù hộ để mùa màng năm qua bội thu, sức khỏe tốt để có thể lao động hưởng thành quả hôm nay.
Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ ngoài sân cũng giống với trong nhà, có chăng cần thêm một bát gạo và một bát muối nữa.

#6. Văn khấn lễ cúng Tết Đoan Ngọ

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ chúng con là:………… Ngụ tại:……………

Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

#7. Ngày Tết Đoan Ngọ kiêng gì để thân thể bình an, tránh mọi điều dữ?

Ngày Tết Đoan Ngọ nói riêng hay bất cứ ngày Tết truyền thống nào của người Việt nói chung cũng đều có những điều cần kiêng kị để hạn chế những điều gì được cho là không tốt có thể xảy ra, giúp mọi người bình an, vui vẻ.
Cũng như các dịp lễ truyền thống khác, ngày Tết Đoan Ngọ có cần kiêng gì không chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Nên kiêng gì ngày Tết Đoan Ngọ để tâm trạng thoải mái, tránh điều dữ? Chúng tôi sẽ giúp bạn biết được ngày Tết Đoan Ngọ cần kiêng những gì để gặp những điều tốt lành hơn với một thể trạng, tâm lý thoải mái, dễ chịu hơn.

     #7.1. Kiêng soi gương vào ban đêm

Theo quan niệm về phong thủy, từ 11h đến 1h đêm là thời điểm dương khí suy giảm, âm khí lấn át và đạt đến đỉnh điểm. Do vậy, con người vào thời điểm này không làm quá nhiều hoạt động khiến ma quỷ chú ý.
Gương được cho là vật hội tụ âm khí rất mạnh, vì thế, vào ngày Tết Đoan Ngọ hay bất cứ dịp nào trong năm, chúng ta cũng không nên soi gương vào ban đêm và nên kiêng kị chụp ảnh vào thời điểm này để tránh gặp phải những điều kỳ quái.

     #7.2. Kiêng mua đồ lưu niệm hình thù kỳ quái, không rõ nguồn gốc

Mùa hè là thời điểm chúng ta đi du lịch khá nhiều, du lịch tự túc, du lịch cùng gia đình hay du lịch cùng với công ty đều là thời gian chúng ta muốn lưu giữ lại những kỷ niệm. Việc mua quà lưu niệm tại những địa điểm du lịch mà chúng ta đặt chân đến là một nét đẹp văn hóa thú vị.

Tuy nhiên, khi đặt chân đến một vùng đất mới xa lạ, bạn nên tìm hiểu kỹ về văn hóa tại đó. Khi mua những món quà lưu niệm, nên chọn mua những loại có hình thù và nguồn gốc rõ ràng. Không nên mua những quà có hình thù kỳ dị, không rõ ý nghĩa để tránh khỏi nguy cơ mua phải những loại bùa chú rước họa vào thân.

      #7.3. Không xếp mũi giày quay vào trong.

Xếp mũi giày quay vào phía trong nhà vốn là điều được kiêng kị ở nhiều nước châu Á. Người ta quan niệm rằng xếp mũi giày quay vào trong là dẫn dụ các loại tà khí theo vào nhà. Do đó, khi về đến cửa nhà, bạn nên xếp hướng mũi giày quay ra phía ngoài cửa và nên nhớ không được để giày dép lộn xộn.

     #7.4. Không nên để rơi mất tiền

Ngày Tết Đoan Ngọ cũng nên kiêng để rơi tiền bởi tiền tượng trưng cho tài lộc, phú quý. Nếu bạn để rơi mất tiền, tức là tài lộc của bạn cũng theo đó mà rơi rớt, không tránh khỏi những điều xui xẻo trong công việc và kinh doanh.

     #7.5. Không nên ở lại những nơi nhiều âm khí quá muộn

Đây là việc tối kỵ, đặc biệt đối với những người được cho là “nhẹ vía”. Bạn không nên tới thăm những khu di tích lịch sử, bệnh viện, nhà tang lễ,… sau 15h, bởi lẽ qua giờ đó, dương khí bắt đầu suy giảm và âm khí lại tăng lên. Những địa điểm này phần âm khí rất nhiều và nặng, bạn nên hạn chế hoặc nếu có việc, hãy rời khỏi đó trước 3 giờ chiều.

5/5 (2 Reviews)
5/5 (2 Reviews)