Đội ngũ chuyên nghiệp - Hơn 10 năm kinh nghiệm

Cúng ông Táo ngày nào và giờ nào là đúng nhất

Cúng ông Táo ngày nào và giờ nào là đúng nhất, tốt nhất đối với gia chủ là những câu hỏi thường gặp trong những ngày cuối năm.

#1. Cúng ông Công, ông Táo ngày nào, giờ nào ý nghĩa nhất?

Theo quan niệm dân gian, trong gian bếp của gia đình nào cũng có ba vị thần canh giữ. Những người này được gọi là Táo quân. Họ chuyên trông coi, định đoạt vận may rủi, phúc họa cho gia chủ. Chính vì thế, cứ đến 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình đều làm lễ cúng ông Táo về chầu trời theo nghi thức dân gian.

Và đương nhiên, lễ cúng ông Công ông Táo không thể thiếu cá chép bởi cá chép là phương tiện duy nhất có thể đưa các Táo lên chầu trời.

Người dân đi mua đồ cúng ông Táo
Người dân đi mua đồ cúng ông Táo

Gia chủ không nhất thiết phải làm lễ cúng ông Táo vào đúng ngày 23 tháng Chạp. Mọi người có thể làm lễ cúng sớm hơn, tùy vào thời gian có thể sắp xếp được. Tuy nhiên, không nên cúng sau 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.

Như năm 2018, theo chuyên gia phong thủy, 3 ngày tốt mà gia chủ có thể thắp hương cúng ông Táo là ngày:

  • 22 tháng Chạp (ngày Canh Ngọ) vì ngày đó vừa vào tiết Lập xuân, rất phù hợp để làm lễ cúng.
  • 20 tháng Chạp (ngày Mậu Thìn).
  • Và cuối cùng là chính ngày 23 tháp Chạp.
  • Năm 2019, chuyên gia Nguyễn Võ Uyên Mi chia sẻ trên trang Phụ nữ sức khỏe cho biết, ngày 23 tháng Chạp năm nay là ngày Ất Sửu nên gia chủ cúng vào giờ Canh Thìn (7h sáng), giờ Tỵ (9h sáng) và đặc biệt phải cúng trước 11h trưa là tốt nhất.
Mâm cúng đưa ông Táo chầu trời
Mâm cúng đưa ông Táo chầu trời

#2. Mâm cỗ cúng ông Táo gồm những gì?

Trong buổi lễ đưa ông Táo về trời, gia chủ có thể chuẩn bị cỗ chay hoặc mặn đều được. Lễ vật bắt buộc phải chuẩn bị là: Cá chép, trầu cau, hoa tươi, gạo muối và ba bộ đồ (gồm mũ, áo, giày dép) có hoa văn khác nhau dành cho hai vị thần nam và một vị thần nữ.

Xem thêm bài viết: Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng ông táo

Ngoài ra, gia chủ có thể tham khảo một số món ăn – cỗ cúng đặc trưng:

  • Mâm cỗ mặn ( 1 con gà luộc, hoặc 1 miếng thịt luộc – nhớ là thịt vai – hoặc 1 khoanh giò, 1 đĩa xôi, 1 đĩa xào, 1 bát canh)
  • Bánh kẹo (tùy loại) , hoa quả (nên là ngũ quả, hoặc không thì 1 loại có 5 quả)
  • Hoa – 5 bông nhiều màu
  • Rượu- thuốc lá (thuốc nên mở sẵn bao ra)
  • Bộ áo mũ hia cá ông Táo (mua ở chợ, gồm 3 bộ sẵn)
    Nếu có thể, mua 1 con cá chép sống để bên cạnh cũng được.
    5 lễ tiền vàng.
  • Nhang, đèn cầy, gạo muối, trà, rượu, nước lọc, giấy cúng …….Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để cá trở ông Táo lên chầu trời.

Với những gia đình có trẻ em, gia chủ có thể cúng Táo quân bằng một con gà luộc (loại gà cồ mới tập gáy – tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng cho đứa trẻ trong nhà sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí, khỏe khắn như gà cồ vậy.

Ở miền Trung, người dân thường cúng Táo quân bằng một con ngựa giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì giản dị hơn, người dân chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.

Mâm cỗ, lễ cúng ông Táo có thể tùy theo hoàn cảnh mà sắp xếp sao cho phù hợp, gia chủ không nhất thiết phải sửa soạn mâm cao, cỗ đầy. Miễn sao mâm cỗ ấm áp với tâm niệm tôn kính, chân thành là được.

Tham khảo thêm: Bài cúng ông Công ông Táo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *