Cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé
Theo văn hóa truyền thống của cha ông ta luôn coi trọng những ngày lễ kỷ niệm quan trọng. Đặc biệt là lễ cúng đầy tháng cho bé trai hay bé gái, đó là một sự kiện trọng đại ghi nhận sự phát triển và khôn lớn của bé. Lễ đầy tháng (hay còn gọi là lễ cúng Mụ) cũng chính là dịp để mọi thành viên trong đại gia đình gửi những lời chúc tốt đẹp đến cho bé. Việc tính ngày cúng đầy tháng cho bé chính xác cũng là một bài toán không đơn giản đối với những làm cha mẹ. Đồ Cúng Tâm Linh xin chỉ các bậc phụ huynh cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé trai bé gái chính xác nhất.
Cúng đầy tháng cho bé ngày âm hay dương?
Theo phong tục truyền thống đến nay thì cúng đầy tháng cho bé cũng như mọi nghi lễ khác đều được tính theo âm lịch. Tại sao phải theo âm lịch? Từ xa xưa, nước Việt Nam chúng ta là nước văn mình lúa nước, đời sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, và cách tính thời gian đều dựa vào mặt trăng. Do vậy, cách tính ngày đầy tháng cho bé lấy âm lịch làm chuẩn.
Tuy nhiên do đời sống ngày càng phát triển và hiện đại thì lịch dương được sử dụng rộng rãi hàng ngày. Tóm lại cúng đầy tháng cho bé theo ngày âm hay dương đều được, lễ cúng đầy tháng cho bé được tính ngày đầy tháng sao cho thuận tiện, dễ nhớ nhất phù hợp với đời sống hiện đại ngày nay. Còn cách tính ngày đầy tháng cho bé trai hay bé gái như thế nào. Hãy tìm hiểu cách tính ngày đầy tháng qua phần tiếp theo nhé!
Ngày cúng đầy tháng của bé được làm theo âm lịch và tùy thuộc giới tính của trẻ. Nếu là bé gái thì ngày cúng đầy tháng sẽ lùi lại 2 ngày và bé trai lùi lại 1 ngày. Ví dụ: Bé gái sinh vào ngày 5/4 âm lịch thì ngày đầy tháng là 3/4 âm lịch, bé trai lùi 1 ngày sẽ là ngày 4/4 âm lịch. Và giờ làm mâm cúng đầy tháng vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.
Xem thêm : Cách cúng đầy tháng cho bé theo phong tục miền Bắc
Lễ vật cúng đầy tháng cho bé đầy đủ
Theo quan niệm dân gian phổ biến, em bé được sinh ra khỏe mạnh, đầy đủ là nhờ 1 bà Chúa và 12 bà Mụ. Trong đó bà Chúa là người có quyền năng cao nhất, còn 12 bà Mụ là nhiệm vụ nặn ra hình hài, mỗi bà chịu trách nhiệm một bộ phận. Vì vậy, khi bố mẹ chuẩn bị lễ vật cúng đầy tháng cho bé phải đủ những thứ sau:
Lễ vật cúng 12 bà Mụ gồm:
- 12 chén chè nhỏ: chè trôi nước nếu bé gái, chè đậu trắng nếu bé trai
- 12 dĩa xôi nhỏ thường cúng xôi gấc, xôi đậu xanh
- 12 chén cháo nhỏ: nên cúng cháo trắng
- 12 ly nước lọc
- Trầu cau
- Giấy tiền, quần áo, giầy
- Thịt heo quay chia làm 12 dĩa có kèm theo bánh hỏi
- Các loại bánh kẹo trẻ con thích xếp thành 12 dĩa
Lễ vật cúng bà Chúa gồm:
- Bình hoa đẹp: hoa cát tường, hoa đồng tiền, hoa hồng
- Trà rược nước, gạo muối
- 1 tô chè lớn
- 1 dĩa xôi lớn
- 1 tô cháo lớn
- 1 dĩa heo quay
- 1 dĩa bánh kẹo
>>>>Tham khảo chi tiết lễ vật cúng Mụ qua bài viết: Cúng mụ đầy tháng cho bé cần chuẩn bị những gì?
Và đặc biệt không thể thiếu đôi đũa hoa (đôi đũa được vót ngược đầu và có bông hoa trên đầu) vì theo quan niệm dân gian bà Chúa chỉ thích dùng đũa này.
Tùy vào phong tục từng vùng miền, mà lễ cúng đầy tháng cho bé có thêm mâm cúng Đức ông và 3 Đức thầy (là những người truyền dạy nghề nghiệp). Lễ vật cúng thường gồm: 1 dĩa trái cây, bình hoa, con gà luộc, 1 tô chè lớn, 3 dĩa xôi lớn, trầu cau, có thể có thêm heo quay…
Nghi thức cúng đầy tháng cho bé đúng cách
Sau khi lễ vật được chuẩn bị đầy đủ, gia đình sắp xếp mâm cúng ở giữa nhà (trong nhà), bố mẹ hoặc ông bà nôi, ông bà ngoại là người đứng cúng.
Người cúng trịnh trọng thắp hương và đọc bài khấn cúng đầy tháng cung thỉnh thập nhị Mụ bà và Đức ông về trước án chứng minh hưởng thụ lễ vật, phù trợ cho bé được khỏe mạnh, ngoan hiền, học giỏi, gia đình bình an, hạnh phúc.
Xem thêm: Cách cúng đầy tháng cho bé trai bé gái
Trên đây Đồ Cúng Tâm Linh đã hướng dẫn các bạn cách tính ngày làm đầy tháng cho bé, nếu các phụ huynh có thắc mắc hoặc muốn đặt mâm cúng đầy tháng thôi nôi cho bé xin liên hệ