Mục lục bài viết

Ý nghĩa cúng cô hồn tháng 7

Cúng cô hồn là gì? Nguồn gốc tục cúng cô hồn tháng 7?

Cúng cô hồn là nghi lễ truyền thống, được truyền qua nhiều thế hệ. Người Việt tin rằng con người luôn có 2 phần là linh hồn và thể xác. Khi qua đời, phần xác yên nghỉ còn phần linh hồn vẫn tồn tại, có người được đầu thai làm người, có người bị đầy xuống địa ngục, có người trở thành quỷ đói lang thang quấy nhiễu dương gian, tất cả do phẩm hạnh họ mà ra.
Lễ cúng cô hồn được tổ chức lớn nhất vào tháng 7 âm lịch. Theo quan niệm dân gian, tháng 7 là tháng cô hồn, tháng Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan.

Đi chùa cầu an vào tháng cô Hồn Tháng 7 Âm Lịch
Đi chùa cầu an vào tháng cô Hồn Tháng 7 Âm Lịch

Ở Việt Nam, người ta tổ chức cúng cô hồn thường kéo dài cả một tháng. Ở Trung Quốc, việc cúng cô hồn được tổ chức vào ngày 14-07 âm lịch, bắt nguồn dựa trên câu chuyện A Nan gặp quỷ đói.

Tham khảo bài viết: Cúng cô hồn như thế nào mới đúng

Ý nghĩa cúng cô hồn tháng 7 âm lịch

Tháng 7 âm lịch có 3 lễ chính: lễ Vu Lan báo hiếu, lễ cúng cúng cô hồn xá tội vong nhân, lễ Thất Tịch. Nhiều người lầm tưởng, lễ Vu Lan là tên gọi khác của ngày xá tội vong nhân, thường tổ chức cúng gia tiên và cúng cô hồn cùng ngày, hai lễ này hoàn toàn khác nhau.

Lễ cúng cô Hồn
Lễ cúng cô Hồn

Cúng cô hồn- xá tội vong nhân, góp phần siêu độ cho các linh hồn, giúp các linh hồn đầu thai kiếp khác, không quấy nhiễu trần gian. Theo dân gian, điều này sẽ giúp thế giới được yên bình và chuyển tiếp giữa các kiếp sống được diễn ra suôn sẻ. Con cháu cúng gia tiên vào rằm tháng 7 để thể hiện lòng biết ơn đến ông bà cha mẹ, mong muốn linh hồn người thân được siêu thoát.

Mâm cúng cô hồn trọn gói
Mâm cúng cô hồn trọn gói

Tìm hiểu thêm: Cúng cô hồn tháng 7 vào ngày nào mới đúng

Đồng thời, phong tục cúng cô hồn thể hiện sự nhân văn trong truyền thống người Việt. Nó thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ đến người đã khuất, những người bất hạnh, mong muốn giúp đỡ họ được sớm siêu thoát. Bên cạnh đó, việc cúng cô hồn là cách để gia chủ nhìn lại việc làm không đúng đắn và cầu phước cho gia đình.

Đây cũng là cách những người làm ăn kinh doanh hối lộ cô hồn đừng đến quấy phá họ, phù hộ công việc suôn sẻ, phát triển.

Cúng cô hồn tháng 7 chứa đựng nhiều ý nghĩa tâm linh nên đã tồn tại bền vững suốt hàng năm qua. Các thế hệ chúng ta cần duy trì và phát huy nét đẹp văn hóa này theo hướng lành mạnh, không mê tín. Chuẩn bị mâm cúng cô hồn đúng phong tục, xuất phát từ tâm, không quá phô trương.

Chuẩn bị mâm cúng cô hồn tháng 7 đơn giản

Mâm cúng cô Hồn tháng 7 đơn giản
Mâm cúng cô Hồn tháng 7 đơn giản

Chúng ta sắm lễ gồm các phần chính sau:

  • Dĩa muối hột và gạo bỏ chung cúng xong rải
  • 6 hoặc 12 chén cháo trắng nấu loãng và 3 vắt cơm trắng nhỏ
  • 6 hoặc 12 cục đường thẻ
  • Bộ giấy tiền vàng bạc cơ bản dùng để cúng cô hồn
  • Một đĩa đồ luộc gồm đậu phộng, củ môn, khoai mì, khoai lang, bắp ngô
  • Nước mía hoặc mía chặt khúc ngắn còn vỏ
  • Bánh kẹo các loại trẻ em thích, sữa tươi, sữa đặc
  • Nhang đèn bao gồm 2 ly nến, 3 cây nhang, 3 ly nước lọc.
  • Một ít tiền lẻ các mệnh giá khác nhau 500, 1000,…

Xem thêm bài viết: Hướng dẫn cúng cô hồn tháng 7 chi tiết 

Theo các chuyên gia lĩnh vực tâm linh, chúng ta chỉ nên cúng chay để tránh khơi lòng tham, sự sân si, lưu luyến trần gian cho các linh hồn. Chúng ta có thể thực hiện lễ cúng ở chùa hoặc tại nhà. Nếu cúng tại nhà, các lễ cúng được thực hiện theo thứ tự: cúng gia tiên, cúng Phật trước, tiếp đến cúng cô hồn (nên cúng vào buổi chiều hoặc tối hẳn)

 

5/5 (1 Review)
5/5 (1 Review)